Những sai lầm khi sử dụng bếp từ cần tránh bạn nên biết

Bếp từ là loại bếp đang được nhiều người yêu thích và sử dụng nhất hiện nay nhờ tính tiện lợi và hiệu quả khi đun nấu. Tuy nhiên, không ít người vẫn mắc phải các sai lầm khi sử dụng bếp từ gây lãng phí điện năng cũng như gây hư hỏng thiết bị dẫn đến việc rất tốn chi phí thay thế hoặc sửa chữa. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này. Thì đừng bỏ qua những nội dung chia sẻ dưới đây nhé. Fomiler sẽ tổng hợp lại một số sai lầm phổ biến nhất để mọi người cùng lưu ý về cách sử dụng bếp từ hiệu quả nhất nhé.

1. Những sai lầm về cách sử dụng bếp

1.1. Không kiểm tra kích thước đáy nồi so với mặt bếp

lựa chọn nồi nấu phù hợp cho bếp từ
Luôn kiểm tra sử dụng nồi có kích thước đáy nồi phù hợp với kích thước vùng nấu bếp từ

Kích thước đáy nồi cần phù hợp với kích thước vùng nấu trên bếp để đảm bảo hiệu suất sử dụng tối ưu. Nếu đáy nồi nhỏ hơn vùng nấu sẽ khiến bếp phải hoạt động công suất lớn hơn dẫn đến lãng phí điện năng.

Nồi có đáy lớn hơn vùng nấu cũng không phù hợp vì bếp sẽ không đủ công suất đun nóng toàn bộ đáy nồi. Do vậy, bạn nên đảm bảo lựa chọn kích thước đáy nồi tương ứng với kích thước vùng nấu trên bếp để sử dụng hiệu quả nhất.

1.2. Không duy trì mức nhiệt phù hợp khi đun sôi

Nhiều người vẫn có thói quen đun sôi bằng cách đặt mức nhiệt tối đa ngay từ đầu. Điều này không cần thiết và gây lãng phí điện.

Cách tốt nhất là bạn nên bắt đầu với mức nhiệt trung bình, sau đó tăng dần lên mức cao khi nước sắp sôi. Giảm mức xuống khi nước bắt đầu sôi để duy trì. Điều chỉnh mức nhiệt phù hợp, tránh đun quá nóng hay quá lâu sau khi sôi sẽ tiết kiệm điện năng hiệu quả.

1.3. Không tắt bếp khi không sử dụng

Nhiều người dùng quên tắt bếp sau khi nấu xong, do vậy dẫn đến việc lãng phí điện năng và mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Để đảm bảo an toàn cho bạn và thiết bị, hãy lưu ý luôn tắt bếp ngay sau khi dùng xong. Và xem việc tắt bếp sau khi dùng như một thói quen để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.

1.4. Không sử dụng bếp thường xuyên

bếp từ
Để bếp không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến hơi ẩm bám quanh, gây ra tình trạng mối mọt, làm hỏng mạch điện,… 

Đặc biệt với riêng bếp từ thì việc sử dụng bếp thường xuyên rất quan trọng. Việc để bếp không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến hơi ẩm bám quanh, gây ra tình trạng mối mọt, làm hỏng mạch điện, các chức năng của bếp không được sử dụng nhiều cũng có thể sẽ hoạt động không chính xác.

Bếp từ nên để ở những nơi khô thoáng, sử dụng với tần suất thường xuyên để đảm bảo nhất sự an toàn, tránh bị lỗi, hỏng; đảm bảo thời gian sử dụng của bếp luôn được lâu dài.

1.5. Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác

Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop,… để đảm bảo chất lượng hoạt động không chỉ của bếp từ mà còn của các thiết bị khác.

2. Những sai lầm gây hỏng bếp từ

2.1. Dùng nồi nấu không phù hợp trên bếp

bếp từ
Nồi/chảo nấu bếp từ phải được chế tạo từ các loại vật liệu như thép, gang hay men sắt, thép không gỉ (inox),…

Sẽ có không ít lần bạn nhận ra nồi hoặc chảo của bạn không hề nóng sau một khoảng thời gian đặt trên bếp từ. Vì khi đó có thể nồi/chảo của bạn không được làm từ những vật liệu thích hợp với bếp từ.

Do vậy, bạn cần lưu ý bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý dùng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp cho nồi chảo nấu. Do đó, nồi hay chảo nấu bếp từ phải được chế tạo từ các loại vật liệu như thép, gang hay men sắt, thép không gỉ (inox),… với phần bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10cm. Tuyệt đối không dùng chảo có đáy gồ ghề hay nồi cong vênh.

Tránh để các vật kim loại rơi trên bếp như dao, dĩa, khay,… có thể làm xước bề mặt. Các vết xước sẽ làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của bếp.

Chỉ sử dụng các dụng cụ nấu phù hợp, đáy phẳng và cẩn thận không để vật sắc nhọn va đập trên bếp để bảo vệ tuổi thọ thiết bị.

Xem thêm: Bếp từ dùng nồi gì? Cách chọn nồi nấu cho bếp từ đúng chuẩn

2.2. Bật bếp khi nồi không có thực phẩm

Đun nồi không có thức ăn lên bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ làm hỏng bếp và rút ngắn tuổi thọ. Bếp sẽ bị biến dạng, nứt vỡ do nhiệt độ quá cao tập trung ở một chỗ.

Khi đun nước hay đồ ăn, luôn giám sát và kiểm tra thường xuyên. Tuyệt đối không để nồi khô trên bếp ở mức nhiệt cao trong thời gian dài.

Nên tắt bếp khi nồi đã cạn nước và chuyển sang nồi khác để tránh hỏng bếp. Đồng thời cũng hạn chế việc đun không cần thiết.

2.3. Dùng bếp khi bề mặt bếp có vết bẩn

Mặt kính trơn nhẵn, dễ vệ sinh
Vệ sinh bếp thường xuyên, không đun khi bề mặt bếp có các vết bẩn

Bạn cần vệ sinh bếp thường xuyên, không nên đun khi bề mặt có các vết bẩn. Dầu mỡ, thức ăn bám trên bếp sẽ bị cháy khét gây hỏng bề mặt.

Nên lau sạch bếp sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt khu vực xung quanh vùng nấu. Có thể dùng nước ấm hoặc dung dịch tẩy nhẹ nhàng để vệ sinh bếp.

Sử dụng bếp trong tình trạng sạch sẽ, không để lâu ngày các vết bẩn sẽ kéo dài tuổi thọ và bảo vệ bề mặt bếp không bị hỏng hóc.

2.4. Để nồi không đúng vị trí nấu

Hãy luôn đặt nồi tại đúng vị trí mâm nhiệt đã được kí hiệu rõ trên mặt bếp, khi đó việc nấu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn, tránh hao phí điện năng không đáng có trong quá trình sử dụng bếp.

Ngoài ra khi đặt nồi đúng vị trí quy định sẽ giúp mặt kính bền hơn vì trọng lượng được phân bổ đều lên trên mặt bếp.

2.5. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong

bếp từ
Không nên rút nguồn điện ngay khi vừa nấu xong

Khi vừa nấu xong, chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa

2.6. Che kín luồng khí lưu thông

Bếp từ có thiết kế tương đối gọn gàng nên nhiều chị em thường tận dụng tối đa khoảng trống trên bếp để sắp xếp đồ đạc, và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt của bếp cũng như các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.

Trên đây là một số sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp từ cần lưu ý. Việc sử dụng đúng cách, vệ sinh thường xuyên và bảo quản cẩn thận sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bếp từ. Hy vọng bài viết trên của fomiler đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn khỏu tránh những sai lầm thường gặp với bếp từ.

Xem thêm: [Giải đáp] Khoảng cách máy hút mùi và bếp bao nhiêu là hợp lý?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0966 483 188