Bếp từ đôi có nhiều ưu điểm công suất cao, nấu ăn nhanh, đa dạng các chức năng nấu, an toàn khi sử dụng và thất thoát ít năng lượng, tiết kiệm điện nên ngày càng được nhiều nội trợ tin dùng. Tuy nhiên, để đun nấu được trên bếp từ bạn cần phải lựa chọn nồi phù hợp? Vậy bếp từ dùng nồi gì? Hãy cùng fomiler khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ của dòng điện Fu-cô. Cụ thể là khi bạn bật bếp, thì dòng điện sẽ chạy qua cuộn cảm bên dưới mặt kính từ đó tạo ra dòng từ trường trên bề mặt kính của bếp.
Không giống như những phương thức nấu nướng khác như bếp gas, chỉ có nồi được làm nóng, còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt nên hạn chế rủi ro người dùng bị bỏng.
Do vậy, để đun nấu được trên bếp từ, các loại nồi, chảo phải có phần đáy làm từ chất liệu nhiễm từ (có từ tính).
2. Nồi nào dùng được cho bếp từ
Nồi có đáy bắt từ: Những chất liệu nồi, chảo có đáy nhiễm từ đều có thể sử dụng được trên bếp từ như thép, gang, gang tráng men hoặc inox 430.
Đáy nồi phải bằng phẳng, không được cong lõm và kích thước đáy nồi phải bằng hoặc nhỏ hơn vùng nấu quy định trên mặt bếp (thường là từ 10cm – 26 cm). Nếu đáy nồi quá nhỏ hoặc quá lớn có thể khiến cảm biến của bếp hoạt động không bình thường, khả năng truyền nhiệt có thể dừng hoặc có thể xảy ra hiện tượng đun nóng không đều.
Nồi có đáy không bắt từ: Những chất liệu nồi, chảo bằng thủy tinh, đồng, nhôm, inox 304.
Chỉ khi bạn dùng đúng nồi, bếp từ mới cho hiệu suất truyền nhiệt tối ưu và ít gây tổn thất nhiệt nhất.
3. Cách nhận biết nồi dùng trên bếp từ
Cách 1: Bạn có thể kiểm tra khả năng bắt từ của nồi chảo bằng cách sử dụng nam châm, nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi là nồi đó có thể sử dụng được trên bếp từ.
Cách 2: Xem các nhãn dán đi kèm nồi, nếu có dòng chữ Induction hoặc ký hiệu từ trường biểu tượng lò xo là nồi có thể sử dụng cho bếp từ.
Cách 3: Test trực tiếp
Bước 1: Đầu tiên bạn cần đặt nồi lên trung tâm vùng nấu từ của bếp.
Bước 2: Đổ một ít nước vào nồi.
(Chú ý không nên để nồi không trên bếp khi đang vận hành vì có thể gây hiện tượng quá nhiệt nguy hiểm)
Bước 3: Bật bếp chọn mức gia nhiệt.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng của bếp từ.
Trường hợp nồi sử dụng không khả dụng
Hầu hết các dòng bếp từ đôi hiện nay, khi nhận thấy nồi nấu không khả dụng bếp sẽ phát âm cảnh báo và tự động tắt gia nhiệt sau khoảng 5~10 giây.
Trường hợp nồi khả dụng
Bếp gia nhiệt bình thường, nước trong nồi bắt đầu sôi đều.
Bước 5: Tắt bếp, hoàn tất quá trình kiểm nồi có thể và không thể sử dụng cho bếp từ
4. Một số lưu ý khác khi mua nồi dùng bếp từ
- Chọn những loại nồi nấu có đáy dày, đáy nồi dùng cho bếp từ thường dày từ 3 đến 5 lớp. Những chiếc nồi có đáy dày sẽ giúp sinh nhiệt nhanh và cao hơn.
- Đối với những nồi, chảo có đáy gờ nổi, sẽ làm giảm khả năng tương thích với mặt bếp từ do việc tiếp xúc với mặt bếp ít hơn, nên bạn hạn chế chọn loại đáy nồi chảo có gờ nổi.
- Khi mua nồi nấu dành cho bếp từ bạn có thể hỏi nhân viên tư vấn bán hàng để chắc chắn chiếc nồi mà bạn mua sử dụng được cho bếp từ.
- Lựa chọn mua nồi bếp từ của những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng, giá thành và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ qua bài viết, đã giúp bạn có thể yên tâm lựa chọn được chiếc nồi dùng cho bếp từ phù hợp nhất. Để tận hưởng những trải nghiệm nấu nướng tuyệt vời, nấu thật nhiều món ngon cho gia đình.
Xem thêm: Tổng hợp các model bếp từ fomiler